PV: Chào chị. Chị có thể nói đôi nét về bản thân.
P.T.H: Tôi tên P.T.H 32 tuổi, hiện là giám đốc tập đoàn AKKCN ( Phiên âm là "ăn khoai không cần nướng")
-Chị còn trẻ mà đã là chủ một doanh nghiệp lớn ở Hà Nội. mong chị hãy chia sẻ về những bài học vào đời trong cuộc sống?
P.T.H:Bài học vào đời của tôi à? Tôi xếp hàng xin việc làm để chỉ mong nhận được một mức lương trung bình thấp nhưng vẫn bị người tuyển dụng từ chối. Lý do là tôi không có bằng cấp, học vị ở những trường Đại học có tiếng tăm. Tôi chỉ tốt nghiệp Đại học dân lập Phương Đông (dù công việc mà tôi xin chẳng liên quan gì đến tờ giấy đó). Thay vì sầu não, giận đời, trách người, tôi suy nghĩ: "Nếu mình là người trả lương thì chẳng ai dám đòi xem bằng cấp, học vị của mình. Và thực tế đã chứng minh sự lựa chọn đó của tôi là đúng."Bây giờ tôi hiểu sâu sắc hơn, Nhà nước không nên nhân rộng số người nhận lương; ngược lại, nên khuyến khích người dân của mình phấn đấu trở thành người trả lương. Tôi thiển nghĩ, một dân tộc càng nhiều người làm chủ thì càng ít người làm thuê. Đó là một trong những điều kiện giúp dân nghèo thoát khỏi thân phận nô lệ!
P.V - Khi còn trẻ, cô có nghĩ sau này mình là một doanh nhân thành đạt và là một cây bút sắc sảo trong nhiều vấn đề của xã hội?
P.T.H: Kinh doanh và cầm viết tưởng khác mà lại giống. Sự khác biệt của giới doanh nhân với các giới khác là phát hiện ra cơ hội kiếm tiền; sự khác biệt của giới cầm viết ở chỗ “thấy” được ở những điều mà giới khác cũng nhìn nhưng không “thấy”. Và, để người đọc nhớ người cầm viết thì phải viết những điều mà người đọc quan tâm, trăn trở với lối viết thuyết phục và độc đáo.Tôi nghĩ, hoạt động trong cơ chế thị trường thì phải tôn trọng quy luật của nó. Doanh nhân hay người cầm viết đều phải nằm lòng: chẳng ai bỏ tiền ra mua loại hàng hóa mà người cung cấp không tư duy trên lợi ích khách hàng, cũng như chẳng ai bỏ tiền ra mua loại sách báo mà người viết không tư duy đến lợi ích người đọc!
P.V -Gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến thành quả của cô ngày hôm nay?
P.T.H: Khởi nghiệp, vì mong muốn thoát nghèo nhanh chóng nên tôi khao khát làm giàu, đôi khi làm giàu khá liều lĩnh. Bây giờ vì con trai của mình mà tôi biết gạn đục, khơi trong. Tôi thanh thản từ chối những thương vụ có thể thu được nhiều lợi nhuận nhưng gây thương tổn cho mình, cho người, hoặc làm nghèo đất nước. Tôi muốn con trai tôi hãnh diện về mẹ của nó.
Bên cạnh đó, ông xã của tôi cũng là một doanh nhân. Anh ấy giúp tôi rất nhiều trong chuyên môn cũng như việc quản lý công ty của riêng của mình
P.V-Cô nghĩ gì về vai trò của nữ doanh nhân trong sự phát triển của cộng đồng, của xã hội ngày nay? Cụ thể tại Việt Nam.
P.T.H: Nghiên cứu về một số nước Châu Á, tôi biết, tại Hàn Quốc và Nhật Bản đã có một giai đoạn khốn đốn về kinh tế và, chính tầng lớp doanh nhân (tư nhân) đã sát cánh cùng Nhà nước, chẳng những vực dậy, mà còn tạo nên sự phát triển ngoạn mục tại các quốc gia này.Lật lại lịch sử gần của Việt Nam, tôi thấy, đã có một thời gian dài đất nước mình có doanh nghiệp nhưng không có doanh nhân. Những thập niên đó kinh tế gần như đứng yên, trong khi các nước láng giềng vẫn phát triển thì đứng yên là thụt lùi. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định, doanh nhân là một trong những nhân tố đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước, cộng đồng và xã hội. Thực tế hơn 20 năm đổi mới ở Việt Nam đã chứng minh, đất nước phát triển là nhờ có nhiều doanh nghiệp, nhiều doanh nhân (tư nhân).
P.V- Theo chị, thanh niên thường mắc phải những sai lầm gì khi bước vào đời?
P.T.H:Theo tôi đó là, tự mãn vào những điều mình có. Điều đó cũng giống như bạn nhập cuộc với đời bằng cái đầu “đầy”; trong khi đáng lẽ chỉ với vài tấm bằng trong tay (dù của các trường danh tiếng nhất) và sự trải nghiệm chưa là mấy thì cái đầu cần phải “trống” để chứa thêm được càng nhiều càng tốt. Tôi thường không mất thời gian với những cái đầu “đầy”, tôi hiểu, có rót vào cũng tự nó cũng tràn ra.
P.V- Cô có lời nhắn nhủ gì cho giới trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước, trở thành người có ích cho xã hội?
P.T.H: Tôi muốn nhìn vấn đề này ở khía cạnh khác, khía cạnh của vĩ mô. Giới trẻ muốn góp phần xây dựng đất nước thì trước hết phải biết giành quyền được bình đẳng về cơ hội: cơ hội học tập, cơ hội việc làm, cơ hội cạnh tranh, cơ hội tiến thân, kể cả cơ hội yêu nước. Chừng nào cơ hội còn chưa bình đẳng cho mọi đối tượng thì ngay cả muốn trở thành người có ích cho xã hội cũng không dễ chút nào. Vì vậy, phải nuôi dưỡng ý chí, sáng tạo trong mọi công việc, không bằng lòng với hiện tại và luôn vươn lên cái mới.
P.V- Rất cảm ơn chị về bài phỏng vấn ngày hôm nay. Chúc chị luôn thành công với công ty AKKCN của mình./.
Được sửa bởi Cú mèo ngày Tue Jun 16, 2009 4:22 pm; sửa lần 1.