MAIKỒ TÌM ĐƯỢC BÀI NÀY Ở NGUỒN http://thucphamvadoisong.vn NÊN MUỐN CHIA SẺ VỚI BÀ KON TRONG THỜI ĐIỂM H1N1 ĐANG RẤT HOT. HY VỌNG KHÔNG AI TRONG LỚP MÌNH BỊ NHIỄM
Dịch cúm A/H1N1 (trước đây gọi là “cúm heo” đang khiến toàn thế giới âu lo bởi nguy cơ có thể bùng phát thành đại dịch toàn cầu. Để giúp bạn đọc hiểu về dịch cúm nguy hiểm này, TS.BS. Nguyễn Vũ Trung đã trao đổi với Tạp chí TP&ĐS các thông tin nhận biết về cúm A/H1N1 cùng biện pháp phòng tránh...
Cúm A/H1N1 là gì?
Cúm A/H1N1 là một bệnh ở đường hô hấp của lợn do các virus cúm túp A gây nên. Virus này thường gây ra các vụ dịch ở lợn. Người thường không bị nhiễm cúm A/H1N1, nhưng bệnh có thể xảy ra ở người. Virus cúm lợn đã được thông báo là có khả năng lây truyền từ người sang người mặc dù trước đây, điều này hiếm xảy ra.
Có phải virus cúm A/H1N1 có khả năng gây nhiễm ở người?
Trung tâm phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã xác định virus cúm A/H1N1 có khả năng gây nhiễm và lây truyền giữa người với người. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, người ta vẫn chưa xác định được ro ràng vì sao virus này lây truyền dễ dàng như thế ?
Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm cúm A/H1N1 ở người?
Các triệu chứng của nhiễm cúm A/H1N1 ở người tương tự như các triệu chứng của nhiễm cúm thông thường như: sốt, ho, đau họng, đau người, đau đầu, ớn lạnh và mệt mỏi. Một số trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 ở người có thể có nôn và tiêu chảy. Trước đây, một số bệnh nhân bị nhiễm cúm A/H1N1 có biểu hiện viêm phổi, suy hô hấp và tử vong. Giống như cúm thông thường, cúm A/H1N1 có thể làm cho tình trạng bệnh nhân xấu đi nếu họ có những bệnh nền mạn tính.
Cúm A H1N1 lan truyền như thế nào?
Người ta cho rằng, cúm A H1N1 lan truyền theo các cách tương tự như cúm thông thường. Virus cúm lây truyền từ người này sang người khác nhờ những giọt nhỏ bắn ra khi một người bị cúm ho và/hoặc hắt hơi. Một số trường hợp, virus cúm có thể lan truyền khi tay một người tiếp xúc với các đồ vật hoặc bị nhiễm bẩn sau đó, tay tiếp xúc với miệng và mũi.
Một người có thể bị nhiễm cúm A/H1N1 từ người khác như thế nào?
Một người bị cúm có thể gây nhiễm cho người khác trong giai đoạn từ 1 ngày trước khi có triệu chứng và kéo dài cho đến 7 ngày hoặc hơn sau khi phát bệnh. Điều đó có nghĩa là, bạn có thể làm lây truyền bệnh cho người khác trước khi bạn biết bạn bị cúm và cả khi bạn đang bị cúm...
Người ta phải làm thế nào để phòng tránh cúm?
Điều đầu tiên và rất quan trọng là bạn phải rửa tay. Cố gắng giữ tình trạng sức khoẻ tốt. Bạn cần ngủ nhiều, hoạt động thể lực, tránh stress, uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm có dinh dưỡng. Không tiếp xúc với đồ vật có thể bị nhiễm virus cúm. Tránh tiếp xúc với người bị cúm.
Có thuốc nào để điều trị cúm A/H1N1?
Có! CDC đã khuyến cáo sử dụng oseltamivir hoặc zanamivir để điều trị và/hoặc phòng nhiễm virus cúm A/H1N1. Các thuốc chống virus này cần có đơn của bác sĩ và dùng dạng viên, dung dịch hoặc hít khí dung. Các thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus trong cơ thể. Nếu bạn bị cúm, thuốc có tác dụng giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh và giúp bệnh nhân hồi phục sớm hơn. Thuốc cũng có tác dụng làm giảm các biến chứng nặng của bệnh. Đối với việc điều trị, các thuốc này nên được dùng sớm, trong vòng 2 ngày khi có triệu chứng của bệnh.
Một người bị nhiễm cúm A/H1N1 có thể làm lây cho người khác trong thời gian bao lâu?
Một người bị nhiễm virus cúm A/H1N1 là nguồn lây đối với những người khác đến cả sau 7 ngày từ khi họ phát bệnh. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể bị nhiễm, thậm chí còn lâu hơn.
Những nguồn lây nhiễm virus cúm nhiều nhất?
Virus có thể lan truyền khi một người tiếp xúc với một vật bị nhiễm virus. Mầm bệnh sau đó lan truyền qua sự tiếp xúc với mắt, mũi, miệng. Các giọt nhỏ bắn ra khi một người ho, hắt hơi hoặc xì mũi sẽ phát tán vào trong không khí, sau đó sẽ lây nhiễm cho người khác khi họ tiếp xúc với các giọt này như hít, chạm vào đồ vật, bề mặt bị nhiễm nếu các vật này không được khử khuẩn hoặc tay người không được rửa đúng cách.
Virus cúm A/H1N1 có thể tồn tại ngoài cơ thể bao lâu?
Chúng ta biết rằng, một số virus có thể tồn tại ở ngoài cơ thể 2 giờ hoặc lâu hơn trên các bề mặt như bàn, tay nắm cửa, chỗ ẩm thấp… Rửa tay thường xuyên giúp chúng ta tránh khỏi bị nhiễm virus từ các nguồn lây trên.
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm cúm A/H1N1?
Hiện nay chưa có vaccine phòng cúm A/H1N1, có những thói quen và hành động hàng ngày giúp ngăn chặn sự lan truyền virus cúm. Hãy thực hiện các lời khuyên sau để bảo vệ sức khỏe của bạn:
- Dùng khăn tay, hoặc giấy lau để che miệng và mũi khi ho, khi không dùng nữa, bỏ vào thùng rác đậy kín.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi ho và xì mũi. Các dung dịch rửa tay chứa cồn có tác dụng bảo vệ tốt.
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng. Mầm bệnh lan truyền rất dễ dàng theo cách này.
- Tránh tiếp xúc gần với người ốm (nghi ngờ nhiễm virus cúm).
- Nếu bạn bị cúm, CDC khuyên bạn nên ở nhà và/hoặc đến khám tại cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc với người khác vì có thể làm lây bệnh cho người khác.
Cách tốt nhất phòng lan truyền virus khi ho và xì mũi là gì?
Nếu bạn bị cúm, hạn chế tiếp xúc với những người khác càng nhiều càng tốt. Dùng khăn che miệng và mũi khi ho hoặc xì mũi. Điều này giúp ngăn chặn việc lan truyền virus ra môi trường xung quanh. Cho khăn đã sử dụng vào thùng rác đóng kín. Nếu bạn không có khăn thì nên che miệng và mũi khi ho. Sau đó rửa tay sạch. Bạn làm như thế mỗi lần ho hoặc xì mũi.
Cách rửa tay tốt nhất để phòng nhiễm cúm?
Rửa tay thường xuyên giúp bảo vệ bạn khỏi nhiễm virus cúm. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Cũng có thể dùng dung dịch rửa tay chứa cồn. Nếu dùng xà phòng và nước, nên rửa tay ít nhất từ 15-20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, có thể dùng khăn/giấy tẩm cồn dùng một lần hoặc các loại dung dịch rửa tay khác. Nếu rửa tay bằng dung dịch, chà xát cho tay khô hẳn. Các dung dịch này không cần dùng nước để rửa, chất cồn trong đó có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh.
Khi bị cúm, bạn phải làm gì?
Nếu bạn sống trong vùng có các trường hợp cúm A/H1N1 đã được khẳng định, bạn bị ốm với các triệu chứng giống cúm (sốt, đau mình, chảy mũi, đau họng, nôn hoặc tiêu chảy...), bạn cần liên hệ với cán bộ y tế càng sớm càng tốt. Nhân viên y tế sẽ xác định xem bạn có cần làm các xét nghiệm hoặc điều trị hay không?
Nếu bạn bị cúm, bạn nên ở nhà, tránh tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt để hạn chế sự lan truyền bệnh.
Nếu bạn hoặc người thân bị và có các dấu hiệu nguy hiểm sau đây, cần liên hệ ngay với cơ sở y tế, để việc chăm sóc y tế cần phải được tiến hành khẩn trương:
Đối với trẻ em: thở nhanh hoặc khó thở, da xanh, không uống được đủ nước, không tỉnh hoặc không đáp ứng, quá kích thích, các triệu chứng cúm đã bớt nhưng sốt lại và/hoặc ho nhiều hơn, sốt kèm theo có ban.
Đối với người lớn: khó thở hoặc thở nông, đau hoặc chẹn ngực bụng, đột ngột chóng mặt, lú lẫn, nôn nhiều hoặc nôn liên tục.
Nhiễm cúm A/H1N1 nguy hiểm như thế nào?
Giống như cúm thông thường, cúm A H1N1 có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng. Tính đến đầu tháng 5/2009, 21 nước đã chính thức công bố 1.124 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1. Mỹ và Mexico chính thức công bố số trường hợp tử vong do H1N1 lần lượt là 1 và 25 người.
Người ta có thể nhiễm cúm A/H1N1 khi ăn hoặc chế biến thịt lợn không?
Không ! Trước đây người ta gọi cúm A/H1N1 là cúm lợn là không chính xác; virus này không lan truyền qua thực phẩm. Nếu bạn chế biến thực phẩm đúng cách, theo các khuyến cáo bảo đảm VSATTP, bạn sẽ an toàn...[u]
NẾU CÓ BIỂU HIỆN NHIỄM BỆNH THÌ LẬP TỨC PHẢI ĐI KHÁM Ở VIỆN Y HỌC LÂM SÀNG CÁC BỆNH NHIỆT ĐỚI; Giám đốc: NGUYỄN ĐỨC HIỀN; Tel: 0435764656; Địa chỉ: BỆNH ; VIỆN BẠCH MAI, ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG
Dịch cúm A/H1N1 (trước đây gọi là “cúm heo” đang khiến toàn thế giới âu lo bởi nguy cơ có thể bùng phát thành đại dịch toàn cầu. Để giúp bạn đọc hiểu về dịch cúm nguy hiểm này, TS.BS. Nguyễn Vũ Trung đã trao đổi với Tạp chí TP&ĐS các thông tin nhận biết về cúm A/H1N1 cùng biện pháp phòng tránh...
Cúm A/H1N1 là gì?
Cúm A/H1N1 là một bệnh ở đường hô hấp của lợn do các virus cúm túp A gây nên. Virus này thường gây ra các vụ dịch ở lợn. Người thường không bị nhiễm cúm A/H1N1, nhưng bệnh có thể xảy ra ở người. Virus cúm lợn đã được thông báo là có khả năng lây truyền từ người sang người mặc dù trước đây, điều này hiếm xảy ra.
Có phải virus cúm A/H1N1 có khả năng gây nhiễm ở người?
Trung tâm phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã xác định virus cúm A/H1N1 có khả năng gây nhiễm và lây truyền giữa người với người. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, người ta vẫn chưa xác định được ro ràng vì sao virus này lây truyền dễ dàng như thế ?
Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm cúm A/H1N1 ở người?
Các triệu chứng của nhiễm cúm A/H1N1 ở người tương tự như các triệu chứng của nhiễm cúm thông thường như: sốt, ho, đau họng, đau người, đau đầu, ớn lạnh và mệt mỏi. Một số trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 ở người có thể có nôn và tiêu chảy. Trước đây, một số bệnh nhân bị nhiễm cúm A/H1N1 có biểu hiện viêm phổi, suy hô hấp và tử vong. Giống như cúm thông thường, cúm A/H1N1 có thể làm cho tình trạng bệnh nhân xấu đi nếu họ có những bệnh nền mạn tính.
Cúm A H1N1 lan truyền như thế nào?
Người ta cho rằng, cúm A H1N1 lan truyền theo các cách tương tự như cúm thông thường. Virus cúm lây truyền từ người này sang người khác nhờ những giọt nhỏ bắn ra khi một người bị cúm ho và/hoặc hắt hơi. Một số trường hợp, virus cúm có thể lan truyền khi tay một người tiếp xúc với các đồ vật hoặc bị nhiễm bẩn sau đó, tay tiếp xúc với miệng và mũi.
Một người có thể bị nhiễm cúm A/H1N1 từ người khác như thế nào?
Một người bị cúm có thể gây nhiễm cho người khác trong giai đoạn từ 1 ngày trước khi có triệu chứng và kéo dài cho đến 7 ngày hoặc hơn sau khi phát bệnh. Điều đó có nghĩa là, bạn có thể làm lây truyền bệnh cho người khác trước khi bạn biết bạn bị cúm và cả khi bạn đang bị cúm...
Người ta phải làm thế nào để phòng tránh cúm?
Điều đầu tiên và rất quan trọng là bạn phải rửa tay. Cố gắng giữ tình trạng sức khoẻ tốt. Bạn cần ngủ nhiều, hoạt động thể lực, tránh stress, uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm có dinh dưỡng. Không tiếp xúc với đồ vật có thể bị nhiễm virus cúm. Tránh tiếp xúc với người bị cúm.
Có thuốc nào để điều trị cúm A/H1N1?
Có! CDC đã khuyến cáo sử dụng oseltamivir hoặc zanamivir để điều trị và/hoặc phòng nhiễm virus cúm A/H1N1. Các thuốc chống virus này cần có đơn của bác sĩ và dùng dạng viên, dung dịch hoặc hít khí dung. Các thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus trong cơ thể. Nếu bạn bị cúm, thuốc có tác dụng giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh và giúp bệnh nhân hồi phục sớm hơn. Thuốc cũng có tác dụng làm giảm các biến chứng nặng của bệnh. Đối với việc điều trị, các thuốc này nên được dùng sớm, trong vòng 2 ngày khi có triệu chứng của bệnh.
Một người bị nhiễm cúm A/H1N1 có thể làm lây cho người khác trong thời gian bao lâu?
Một người bị nhiễm virus cúm A/H1N1 là nguồn lây đối với những người khác đến cả sau 7 ngày từ khi họ phát bệnh. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể bị nhiễm, thậm chí còn lâu hơn.
Những nguồn lây nhiễm virus cúm nhiều nhất?
Virus có thể lan truyền khi một người tiếp xúc với một vật bị nhiễm virus. Mầm bệnh sau đó lan truyền qua sự tiếp xúc với mắt, mũi, miệng. Các giọt nhỏ bắn ra khi một người ho, hắt hơi hoặc xì mũi sẽ phát tán vào trong không khí, sau đó sẽ lây nhiễm cho người khác khi họ tiếp xúc với các giọt này như hít, chạm vào đồ vật, bề mặt bị nhiễm nếu các vật này không được khử khuẩn hoặc tay người không được rửa đúng cách.
Virus cúm A/H1N1 có thể tồn tại ngoài cơ thể bao lâu?
Chúng ta biết rằng, một số virus có thể tồn tại ở ngoài cơ thể 2 giờ hoặc lâu hơn trên các bề mặt như bàn, tay nắm cửa, chỗ ẩm thấp… Rửa tay thường xuyên giúp chúng ta tránh khỏi bị nhiễm virus từ các nguồn lây trên.
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm cúm A/H1N1?
Hiện nay chưa có vaccine phòng cúm A/H1N1, có những thói quen và hành động hàng ngày giúp ngăn chặn sự lan truyền virus cúm. Hãy thực hiện các lời khuyên sau để bảo vệ sức khỏe của bạn:
- Dùng khăn tay, hoặc giấy lau để che miệng và mũi khi ho, khi không dùng nữa, bỏ vào thùng rác đậy kín.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi ho và xì mũi. Các dung dịch rửa tay chứa cồn có tác dụng bảo vệ tốt.
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng. Mầm bệnh lan truyền rất dễ dàng theo cách này.
- Tránh tiếp xúc gần với người ốm (nghi ngờ nhiễm virus cúm).
- Nếu bạn bị cúm, CDC khuyên bạn nên ở nhà và/hoặc đến khám tại cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc với người khác vì có thể làm lây bệnh cho người khác.
Cách tốt nhất phòng lan truyền virus khi ho và xì mũi là gì?
Nếu bạn bị cúm, hạn chế tiếp xúc với những người khác càng nhiều càng tốt. Dùng khăn che miệng và mũi khi ho hoặc xì mũi. Điều này giúp ngăn chặn việc lan truyền virus ra môi trường xung quanh. Cho khăn đã sử dụng vào thùng rác đóng kín. Nếu bạn không có khăn thì nên che miệng và mũi khi ho. Sau đó rửa tay sạch. Bạn làm như thế mỗi lần ho hoặc xì mũi.
Cách rửa tay tốt nhất để phòng nhiễm cúm?
Rửa tay thường xuyên giúp bảo vệ bạn khỏi nhiễm virus cúm. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Cũng có thể dùng dung dịch rửa tay chứa cồn. Nếu dùng xà phòng và nước, nên rửa tay ít nhất từ 15-20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, có thể dùng khăn/giấy tẩm cồn dùng một lần hoặc các loại dung dịch rửa tay khác. Nếu rửa tay bằng dung dịch, chà xát cho tay khô hẳn. Các dung dịch này không cần dùng nước để rửa, chất cồn trong đó có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh.
Khi bị cúm, bạn phải làm gì?
Nếu bạn sống trong vùng có các trường hợp cúm A/H1N1 đã được khẳng định, bạn bị ốm với các triệu chứng giống cúm (sốt, đau mình, chảy mũi, đau họng, nôn hoặc tiêu chảy...), bạn cần liên hệ với cán bộ y tế càng sớm càng tốt. Nhân viên y tế sẽ xác định xem bạn có cần làm các xét nghiệm hoặc điều trị hay không?
Nếu bạn bị cúm, bạn nên ở nhà, tránh tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt để hạn chế sự lan truyền bệnh.
Nếu bạn hoặc người thân bị và có các dấu hiệu nguy hiểm sau đây, cần liên hệ ngay với cơ sở y tế, để việc chăm sóc y tế cần phải được tiến hành khẩn trương:
Đối với trẻ em: thở nhanh hoặc khó thở, da xanh, không uống được đủ nước, không tỉnh hoặc không đáp ứng, quá kích thích, các triệu chứng cúm đã bớt nhưng sốt lại và/hoặc ho nhiều hơn, sốt kèm theo có ban.
Đối với người lớn: khó thở hoặc thở nông, đau hoặc chẹn ngực bụng, đột ngột chóng mặt, lú lẫn, nôn nhiều hoặc nôn liên tục.
Nhiễm cúm A/H1N1 nguy hiểm như thế nào?
Giống như cúm thông thường, cúm A H1N1 có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng. Tính đến đầu tháng 5/2009, 21 nước đã chính thức công bố 1.124 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1. Mỹ và Mexico chính thức công bố số trường hợp tử vong do H1N1 lần lượt là 1 và 25 người.
Người ta có thể nhiễm cúm A/H1N1 khi ăn hoặc chế biến thịt lợn không?
Không ! Trước đây người ta gọi cúm A/H1N1 là cúm lợn là không chính xác; virus này không lan truyền qua thực phẩm. Nếu bạn chế biến thực phẩm đúng cách, theo các khuyến cáo bảo đảm VSATTP, bạn sẽ an toàn...[u]
NẾU CÓ BIỂU HIỆN NHIỄM BỆNH THÌ LẬP TỨC PHẢI ĐI KHÁM Ở VIỆN Y HỌC LÂM SÀNG CÁC BỆNH NHIỆT ĐỚI; Giám đốc: NGUYỄN ĐỨC HIỀN; Tel: 0435764656; Địa chỉ: BỆNH ; VIỆN BẠCH MAI, ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG